Hỗ trợ online iconHỗ trợ trực tuyến
hỗ trợ online 0906.030.286

tel icon Kinh doanh: 0906.030.286
Hỗ trợ chat qua skype

Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 55
  • Hôm qua: 261
  • Tuần này: 55
  • Tuần trước: 2152
  • Tháng này: 3981
  • Tháng trước: 12901
  • Tổng lượt truy cập: 784160
Liên kết - Đối tác
túi giữ nhiệt giao sữa yakult loại lớn In túi nilon tại hải phòng Công ty may túi giữ nhiệt loại lớn balo giữ nhiệt giao hàng sample hanger, bảng treo mẫu vải kệ bếp nhôm hải phòng, chạn bếp nhôm hải phòng hanger túi nhựa, túi nhựa quảng cáo kẹp lò xo quảng cáo, wobbler quảng cáo wobbler quảng cáo, wobbler thân nhựa trong Balo giao hàng giữ nhiệt Xưởng may túi đồ nghề điện lạnh

Vải dệt thoi (P3)

Cỡ chữ

Đăng lúc 06:04:32 ngày 01/03/2018 | Lượt xem 1863

7/ Độ co giãn của vải sau khi giặt ( Dimension change of fabric after home laundering ):

Thông thường chúng ta hay nói là độ co của vải sau giặt, nhưng trong thực tế, có trường hợp vải sẽ co lại sau giặt, nhưng cũng có thể vải lại giãn ra sau giặt, cho nên nói thay đổi kích thứơc là đúng hơn. Trong kỹ thuật, sự thay đổi này được tính theo phần trăm kích thước thay đổi theo chiều ngang hay chiều dọc.

Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi kích thước của vải hay áo quần sau giặt:
Để giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng áo quần thay đổi kích thước sau những lần giặt đầu tiên, phải căn cứ vào thành phần của từng loại vật liệu vải, kiểu dệt, quy trình công nghệ xử lý hoàn tất .

Mỗi loai vật liệu dệt sẽ có đặc điểm co rút khác nhau , có loại co rút rât nhiều như len ,linen; Loại có khuynh hướng dễ co rút như sợi bông hay cellulose hay các vật liệu ít co rút nhất như là các loại xơ sợi tổng hợp…;

Nguyên nhân khác như cấu trúc kiểu dệt. Vải dệt kim luôn có xu hướng độ co lớn, trong khi vải dệt thoi thí ít bị co hơn. Trong vải dệt thoi các kiểu dệt khác nhau, thì có loại co rất nhiều như các kiểu dệt dobby, Jacquard.. trong khi các kiểu dệt chéo thông thường lại ít co hơn.

Nói chung , việc thay đổi kích thước của vải hay áo quần là hiên tượng thực tế xảy ra đối với vải hoặc áo quần. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất từ kéo sợi, dệt , xủ lý tẩy nhuộm hoàn tất, cắt may đều có xu hướng tác động lên việc thay đổi trạng thái ổn định tự nhiên của xơ sợi. Hay nói cách khác, làm thay đổi nội năng của xơ sợi. Áo quần , vải sợi tồn tại bên trong  một năng lượng không ổn định và luôn có xu hương giải phóng phần năng lượng đó để có trạng thái nôi năng ổn định nhất. Quá trình giặt giũ là giai đoạn vải hay áo quần đựơc xử lý trong môi trường nước, dưới tác động rung lắc, nhiệt độ, có mặt của cả chất tẩy giặt…trong môi trừơng đó, xơ sợi có điều kiên trương nở, sắp xếp lại cấu trúc, giải phóng nội năng để đạt được trạng thái ổn định nhất sau khi phần nước được bay hơi chậm trong quá trình sấy tự do, không co kéo, không cưỡng bức . Vì vậy xuất hiện tình trạng thay đổi kích thước so với trước khi giặt. Thông thường quá trình này sẽ kết thúc sau khi trạng thái ổn định của vải đã đạt được sau một vài lần giặt giũ đầu tiên.

Vì vậy để bảo đảm kích thước áo quần không bị thay đổi sau quá trình giặt giũ khi sử dụng , vải nhất định phải được kiểm tra độ co, trước khi cắt may. Phần kích thước thay đổi hay phần trăm co rút không tác động nhiều đến kích thước áo quần sau giặt gọi là phần độ co cho phép của vải . Ví dụ: độ co dọc của vải là 3%, kích thước của một cái quần may bằng vải này có chiều dài là 100 cm, sau khi giặt , kích thước tối đa của quần cho phép là 97 cm, không thể ngắn hơn…

Phương pháp kiểm tra độ co của vải:

Phương pháp kiểm tra và đánh giá độ co của vải được sủ dụng là AATCC 135 . Theo tiêu chuẩn này, vải sẽ được vẽ các vuông kích thước 380 x380 mm không cùng hàng ngang hay dọc trên mặt vải , trước khi giặt. Sau đó vải được giặt và sấy khô với các thông số quy định như : quy cách máy giặt, khối lượng , chất lượng chất giặt, nhiệt độ , thời gian ….( Chi tiết, các bạn muốn biết rõ, hãy liên hệ để được cung cấp) .  Sau khi sấy khô, cũng với các thông số tiêu chuẩn, kích thước các ô vuông sẽ được đo lại và tính toán % độ co của vải theo công thức:

% DC = 100 (B-A)/A

Trong đó: % DC là % thay đổi kích thước của vải. A: Là kích thước trước giặt (380mm); B: kích thước sau giặt.

shrinkage-tét

Đây là kết quả độ co của một loại vải trong một báo cáo của ITS:

Dimension-change


Kết quả thay đổi kích thước sau 3 lần giặt: Chiều dọc ( Warp): Không co ( Negligible) ; Chiều ngang ( Weft) -1,1% . (+): Nghĩa là giãn ra, (-): nghĩa là co lại.

8/ Độ lệch kênh vải sau giặt ( Skewness):

Độ lệch kênh vải hay skewness  là một lỗi xuất hiện trong một tấm vải xãy ra khi sợi ngang trong vải dệt thoi hoặc các hàng vòng trong vải dệt kim bị lệch tạo thàng một góc với cạnh biên của vải , nguyên nhân gây ra  do là việc tác động sức căng không đồng đều trong vải trong quá trình dệt nhuộm hoàn tất dẫn đến kênh ngang không vuông góc với kênh dọc . Nếu lỗi này không được giải quyết ngay phù hợp, nó là nguyên nhân gây ra những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cho chất lượng sản phẩm , bắt đầu từ xu hướng xiên kênh trong các bộ phận cấu thành sản phẩm may mặc ( còn gọi là phôi).

Skewness


Mặc dù có thể sản phẩm sau cắt may, ủi và đóng gói có thể trông rất hoàn hảo nhưng lỗi xiên kênh sẽ xuất hiện sau khi giặt. Sự biến dạng này cũng có thể được giải thích tương tự như hiện tượng độ co của vải ở trên. Hiện tượng này còn được gọi là  là “Spirality”, “Twist”, và “Torque”.

Do vậy, để tránh lỗi này xãy ra cho sản phẩm, độ lệch kênh này phải được kiểm tra cả trong công đoạn trước và sau khi cắt may.

Cũng như việc kiểm tra độ co, vải phải được kẻ trước các hình vuông hay chủ nhật trên vải, cạnh vuông song song với biên vải. Sau giặt và sấy ( thường là 3 lần), độ lệch của đường kẻ này so với vị trí ban đầu sẽ được đo và tính toán % lệch kênh của vải.

Skewness-1


9/ Độ bền kéo đứt (Tensile strength of fabric):

Tensile_Strength_Test_Machine-

Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang . Cường độ chịu kéo của vải đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng của sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nó. Độ bền kéo đứt tốt liên quan đến độ bền sủ dụng của vải. Vì vậy, cường độ chịu kéo của vải phải được kiểm tra sau mỗi quá trình hóa học và đặc biệt là sau khi quá trình dệt trước khi quyết định công nghệ xử lý hóa chất.

Độ bền kéo trong vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Các tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quyêt định cường lực của vải.

    Trọng lượng vải .
    Độ xoắn , chi số sợi
    Thành phần sợi .
    Sợi đơn hay sợi xe, sợi chập.
    Mật độ vải
    Kiểu dệt vải..

Cường độ chịu kéo của vải đã được kiểm tra theo theo tiêu chuẩn ASTM – D5035. Trong phương pháp này, máy kiểm tra kẹp và kéo môt băng vải bề rộng cố định và kéo căng với một tốc độ đồng nhất, đến một lực kéo nhất định, băng vải bị kéo đứt, lực kéo giảm đột ngột và lực kéo đứt được xác định.Vậy cường độ kéo đưt của một loại vải là lực mà băng vải đó có thể chịu đựng được trước điểm bị đứt.  Lực đó có thể được tính bằng PSI hoặc Lb/in2 theo đơn vị Mỹ , hoặc N/m2 theo đơn vị đo lường quốc tế  ….

Phương pháp này cũng dùng  cho việc kiểm tra độ bền đứt cho các loại vải không dệt nhưng không sử dụng cho các loại vải dệt kim vì tính co giãn cao của nó.

Tiêu chuẩn độ bền đứt của vải tùy thuộc yêu cầu của mỗi khách hàng, thường thì được yêu cầu tùy theo từng khoảng trọng lượng vải.

Strength-of-fabric


10/ Độ bền xé rách của vải: ( Tearing strength of fabric)

Một chỉ tiêu khác cũng yêu cầu đối với vải dệt thoi là độ bền xé rách của vải.

Tearing-strength-tester-1

Độ bền xé rách là lực kháng lại của vải chống rách hoặc lực cần thiết để vỉa có thể chịu đựng được trước khi nó bị bắt đầu xé rách . Độ bền xé rách là một chỉ tiêu quan trọng của vải để xác định phạm vi uwsngs dụng ứng dụng của vải , đặc biệt trong các yêu cầu công nghiệp đòi hỏi độ bền vải cao như áo jacket , vải lều bạt công nghiệp , quần áo bảo hộ công nhân, bao tải, hay cả trong sinh hoạt , may mặc thẩm mỹ …

Độ bền xé rách của vải phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Trọng lượng của vải – vải có trọng lượng cao hơn sẽ bền rách hơn.
  • Cường lực của sợi trong vải. Sợi bền hơn, sẽ cho độ bền xé rách cao hơn.
  • Mật độ sợi dọc và sợi ngang . Mật độ cao cho độ bền rách cao.
  • Kiểu dệt vải: Kiểu dệt phẳng có độ bền thấp nhất trong các kiểu dệt.
  • Sợi filament sẽ có độ bền xé rách cao hơn sợi xơ ngắn.
  • Loại hoàn tất hay finishing áp dụng trong vải.

Độ bền xé rách được kiểm tra bằng phương pháp tiêu chuẩn ASTM D1424.

Trong đó, vải được gá lên máy và chịu tác động của một lực xé trên một đoạn dài quy định theo chiều dọc và chiều ngang của vải . Lực tạo ra do kết quả rơi của một con lắc có trọng lượng xác định. Lực xé rách đo được là lực để đoạn cắt xác định trên mẫu thí nghiêm của vải bị xé rách và con lắc có thể rơi tự do.

Đơn vị đo cường lực xé rách vải ( Tearing strength) cũng như đơn vị đo cường lực kéo đứt ( Tensile strength) ở phần trên.

Xem -->> VẢI DỆT THOI (P.2), VẢI DỆT KIM , DỆT THOI VÀ VẢI KHÔNG DỆT

Xem -->> VẢI DỆT THOI (P.1), VẢI DỆT KIM , DỆT THOI VÀ VẢI KHÔNG DỆT

 

Theo. kienthucdetmay.com

 

9/10 621 bài đánh giá
0906.030.286
zalo icon